Những năm gần đây, local brand đã dần trở thành một thuật ngữ tiếng anh yêu thích của giới trẻ, không chỉ là một “trend” nhất thời mà đã tạo được dấu ấn rõ nét, trở thành một xu hướng mới trong lĩnh vực thời trang. Hôm nay, chúng ta hãy cùng Bum Shop tìm hiểu local brand là gì? Các thuật ngữ dân chơi local brand cần biết
Local brand là một thuật ngữ tiếng anh, dịch sang tiếng việt có nghĩa là những thương hiệu ở một khu vực nào đó nhất định, ví dụ như thương hiệu của Việt Nam.
Từ đó, chúng ta có hiểu đồ local brand là cụm từ dùng để chỉ những thương hiệu thời trang nội địa, bao gồm các khâu như tự lên ý tưởng, tự thiết kế kiểu dáng, tự sản xuất thành phẩm và tự phân phối đến với người tiêu dùng, tương tự như các brand thời trang lớn trên thế giới.
Ngoài ra, để được công nhận là một local brand chính hiệu, họ phải đi đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với tên tuổi của mình với Cục sở hữu trí tuệ thuộc quốc gia sở tại, cụ thể là Việt Nam, cũng như là đáp ứng đầy đủ các giấy tờ về mặt pháp lý.
Một số local brand nổi tiếng Việt Nam
Local brand thay đổi xu hướng thời trang tại Việt Nam
Nhờ sự thay đổi của thời cuộc, local brand đã có những bước tiến mạnh mẽ hơn ở thị trường Việt Nam, không chỉ ở việc gia tăng lượng tiêu thụ sản phẩm, mà còn trở thành cụm từ được nhắc đến rất nhiều, là một đề tài quen thuộc trong các câu chuyện của đại bộ phận người trẻ.
Có thể nói, thành công của những local brand đến từ cái chất riêng trong việc tự lên ý tưởng và tự tạo ra sản phẩm, không ngừng mang đến cho giới trẻ sự tươi mới trong từng thiết kế, góp phần kêu gọi mỗi người tự thể hiện cái tôi của mình một cách tích cực hơn.
Bên cạnh đó, không thể không ghi nhận sự đóng góp to lớn của thời đại truyền thông 4.0 đã thay đổi bộ mặt, cũng như cách tiếp cận của local brand đến giới trẻ, từ đó tạo ra xu hướng, thậm chí xây dựng được chỗ đứng vững mạnh giữa hàng trăm thương hiệu nước ngoài khác.
66+ THUẬT NGỮ DÂN CHƠI LOCAL BRAND CẦN BIẾT
1. 45+ thuật ngữ local brand khi mua hàng
Street style: Là phong cách ăn mặc của một người khi ra đường, nó không ám chỉ phong cách cụ thể nào.
Streetwear: Phong cách thời trang đô thị, ra đời và bùng nổ mạnh vào năm 1980 – 1990 khi âm nhạc hiphop trở trành trào lưu. Những chiếc áo khoác form rộng, áo hoodie, quần denim dáng thụng, giày sneakers, phụ kiện ấn tượng,… là các món đồ cần có của những người chuộng cách mặc này.
Những items local brand luôn làm chúng ta “MÊ MỆT” nhưng mức giá lại khá “ĐAU THẬN”. Nếu bạn muốn sở hữu sản phẩm local brand với mức giá “không đau thận” thì tham khảo ngay
Release: Ra mắt sản phẩm mới trên thị trường.
Retailer: Nhà bán lẻ/nhà phân phối/đại lý chính thức.
Retail = Price: Giá phát hành chính thức.
Pre-order: Đặt hàng trước khi mở bán.
Out of stock: Kho tạm hết hàng.
In stock: Hàng đã về lại.
Sold out: Cháy hàng (đã hết), từ được sử dụng trong một đợt bán với lượng hàng hóa có hạn.
Deal: Sự thỏa thuận về mức giá, được dùng để mô tả những món đồ đẹp, tốt và chất lượng.
Steal: Các sản phẩm chất lượng, thiết kế bắt mắt, giá cả hợp lý.
Samples: Phiên bản mẫu thử, hàng dùng thử. Có thể sẽ bán hoặc không bày bán.
Flaws: Các lỗi nhỏ của mặt hàng như dư keo, chỉ thừa, chưa chuẩn ở một vài chi tiết.
Sale: Những chương trình hạ giá, khuyến mãi nhằm kích cầu mua sắm.
Cond: Thuật ngữ trong local brand về tình trạng hàng dựa trên thang điểm 10.
DS (deadstock): Hàng hóa còn mới, chưa được sử dụng, đi cùng với toàn bộ phụ kiện.
PADS (pass as Deadstock): Mới được dùng qua 1 lần, có phụ kiện đầy đủ.
VNDS (very near Deadstock): Được sử dụng trong thời gian ngắn, còn mới và có trọn bộ phụ kiện.
NDS (near Deadstock): Hiểu giống VNDS, đã qua sử dụng nhưng nếu làm sạch lại có thể xem là VNDS.
NWT (new with Tag): Hàng mới kèm tag, phụ kiện, có thể có hoặc không có hộp.
CIH (cash in hand): Số tiền đang có trong tay, khoản chi phí để mua đồ.
NIB (new in box): Hàng mới hoàn toàn, đầy đủ phụ kiện kèm tag.
NFS (not for sale/sample not for sale): Không bán, đó có thể là một mẫu thử, hàng tặng kèm hoặc hàng khuyến mãi.
LE (limited edition): Phiên bản số lượng có hạn, được bày bán ở những nơi bán lẻ cụ thể.
Testing Water: Khi người bán muốn xem liệu giá được cấp có đúng với giá mà họ mong muốn.
Hype: Ám chỉ giá bán sản phẩm bị thổi phồng lên vì nhiều lý do tác động. Hoặc lời tâng bốc về một sản phẩm, nhãn hiệu nào đó.
Seller: Người bán.
Buyer: Người mua.
Heat: Có nghĩa là sức nóng. Dùng để hình dung những thiết kế đẹp, lạ, hạn chế về số. Thường là những đôi giày lạ và hiếm.
Scam: Sự lừa đảo – một từ thường gặp ở các hội nhóm local brand.
Camper: Người săn hàng, hiện tại có cả Camp online – là những người sẵn sàng chờ đợi để mua hàng.
Reseller: Người mua các phiên bản giày giới hạn về số lượng, sau đó bán lại với giá đắt hơn.
Legit: Độ uy tín của người bán trong giới Resellers.
Legit Check: Check uy tín của người bán hay hàng hóa được bán có đáng tin cậy không.
Price Check: Kiểm tra và định giá sản phẩm, tránh mua phải với giá cao hơn bình thường.
Lowball: Chỉ sự trả giá không hợp lý, ở mức thấp.
Cop: Mua
Drop/Pass: Không mua/cho qua.
Trade: Thay vì dùng tiền mua sẽ trao đổi với nhau thông qua hàng hoá đang có.
BID: Đấu giá tốt nhất, cả 2 bên mua và bán đều đồng ý.
H/O/: Thuật ngữ trong local brand lúc đấu giá và được trả giá cao nhất.
S.O/H.O (Starting Offer/Highest Offer): Giá ban đầu/đấu giá cao nhất.
2. 17+ thuật ngữ trong local brand về trang phục
Tag: Mác quần áo, được in lên hàng hóa để nhận diện thương hiệu sản xuất. Đồng thời hiển thị thông tin, thành phần, chất liệu và cách bảo quản sản phẩm.
Free Size: Nghĩa là kích thước tự do, nó hợp với hầu hết người mặc, dù béo hay gầy vẫn đều mặc được. Loại trang phục này có khả năng co giãn nhất định, nhưng nó không hợp với những ai có chiều cao khiêm tốn.
Unisex: Để chỉ các loại quần áo phi giới tính, nam nữ đều mặc được. Mục đích là tạo ra tính tương đồng và sự cân bằng trong giới tính.
Top: Từ để gọi một số loại đồ có chiều dài từ đầu đến thắt lưng như áo thun, áo khoác, áo nịt ngực, croptop, bra,…
Bottom: Thuật ngữ local brand nhằm miêu tả những loại đồ có chiều dài từ thắt lưng đến gót chân như quần tây, quần dài, tất vớ,…
Jogger pants: Chỉ những chiếc quần kiểu dáng thể thao. Được sản xuất từ vải nỉ, kaki hoặc thun,… và có phần ống bị bó lại tại ống quần.
Hoodie: Mẫu áo được làm bằng len, nỉ bông, thun,… Vùng tay áo có thể dài hoặc ngắn, điểm chung là đều có mũ ở phía sau.
Sweater: Tên gọi khác là Sweatshirt – là mẫu áo cổ tròn, không có cúc áo. Được làm bởi chất liệu nỉ, thun hoặc len, còn phần gấu áo và gấu tay áo được chun bo lại cho cảm giác mặc chỉnh chu. Nhưng bất tiện ở chỗ muốn mặc phải chui đầu vào rất khó khăn.
Jacket: Là thuật ngữ trong Local Brand đại diện cho các loại áo khoác.
Polo: Hay còn gọi là áo phông. Mẫu áo này được thiết kế dạng có cổ, hầu hết là từ vải thun.
Cargo pants: Miêu tả những chiếc quần có thiết kế với nhiều túi xung quanh, được biết đến là quần túi hộp.
Track Pants: Là thuật ngữ trong Local Brand khi đề cập đến quần vải ống suông có sọc 2 bên, tạo cảm giác dễ chịu cho người mặc trong lúc hoạt động.
Sweatpants: Hiểu đơn giản là quần nỉ bo gấu, có ứng dụng rất tốt khi mặc ở nhà hay tham gia thể thao.
Skinny: Nghĩa là gầy, từ để nhắc đến các mẫu quần áo dạng nhỏ, ôm sát vào thân thể và có độ đàn hồi tốt.
Sneakers: Tên gọi của loại giày thể thao với phần đế làm từ cao su hay vật liệu tổng hợp, còn phần trên làm bằng da hay vải bạt, vải dù. Giày sneakers hiện đang nhận được sự yêu thích từ nhiều tín đồ thời trang.
Flannel: Một loại vải nỉ mỏng hoặc vải dạ mỏng, khá nhiều người nhầm nó là từ để chỉ áo sơ mi kẻ sọc hoặc có họa tiết caro.
Lookbook: Đó là ảnh về bộ sưu tập dựa theo chủ đề nào đó. Được nhiều người biết đến với cụm từ “chụp hình lookbook”, người mẫu lookbook cũng thường được nhắc đến.
Bum Shop đã giới thiệu và giải đáp cho bạn những thuật ngữ trong local brand thường sử dụng, hi vọng bạn đã bổ sung thêm được vốn kiến thức cần thiết cho mình!